Trong đó có một số quy định mới về thẩm quyền xử phạt của Hải quan đối với một số hành vi VPHC trong lĩnh vực này, đặc biệt bổ sung thêm những hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền xử phạt của hải quan.
Theo đó, Nghị định 98/2020/NĐ-CP vẫn giữ nguyên một số hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền xử phạt của hải quan được quy định tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP, bao gồm các hành vi sau:
– Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng (Điều 9);
– Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa (Điều 11);
– Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả (Điều 13);
– Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu (Điều 15)
– Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp (Điều 16);
– Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác (Điều 17);
– Hành vi vi phạm về nhập khẩu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá (Điều 18);
– Hành vi vi phạm về dán tem nhập khẩu đối với thuốc lá nhập khẩu (Điều 20);
– Hành vi vi phạm về quản lý máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá (Điều 24);
– Hành vi vi phạm về nhập khẩu rượu (Điều 26);
– Hành vi vi phạm về dán tem rượu nhập khẩu đối với sản phẩm rượu nhập khẩu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên (Điều 27);
– Hành vi vi phạm về trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ (Điều 34);
– Hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm thương mại (Điều 35);
– Hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 70);
– Hành vi vi phạm về thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam (Điều 71);
– Hành vi vi phạm về hoạt động thương mại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam (Điều 72).
Tuy nhiên, Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm các hành vi vi phạm khác mà cơ quan hải quan có quyền xử phạt theo thẩm quyền. Đó là các hành vi vi phạm sau:
– Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm (Điều 8);
– Hành vi vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (Điều 36);
– Hành vi vi phạm về hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu (Điều 37);
– Hành vi vi phạm về hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa (Điều 38);
– Hành vi vi phạm về ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (Điều 39);
– Hành vi vi phạm về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa (Điều 40);
– Hành vi vi phạm về chuyển khẩu hàng hóa (Điều 41);
– Hành vi vi phạm về quá cảnh hàng hóa (Điều 42);
– Hành vi vi phạm về hoạt động của cửa hàng miễn thuế (Điều 43);
– Hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 44);
– Hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài (Điều 45);
– Hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 70).
QGVN