Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu là gì? Và vì sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, thương hiệu là tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền về sở hữu trí tuệ là một yêu cầu rất cần thiết để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như giá trị của thương hiệu. Để người nộp đơn hiểurõ hơn các quy định liên quan đến thủ tục bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam (hay nói theo đúng quy định của pháp luật là thủ tục đăng ký nhãn hiệu). Tuy nhiên, tại bài viết này Công ty Luật Nam Phát xin được tiếp cận theo tiêu đề “Thủ tục bảo hộ nhãn hiệu” như trên thực tế rất nhiều người vẫn hay tiếp cận với cách gọi thân quen này.
Quy trình thủ tục bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, người nộp đơn có thể tiến hành tra cứu trên dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu cần đăng ký. Sau khi tra cứu đánh giá nhãn hiệu có khả năng cấp Văn bằng bảo hộ, người nộp đơn tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Người nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của nhãn hiệu, đây cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định đơn hợp lệ và ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức trong thời gian từ 01 đến 02 tháng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn. Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn. Xét nghiệm hình thức chưa là cơ sở xác định nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.
Bước 3: Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn bảo hộ nhãn hiệu
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.
Nếu trong quá trình thẩm định nội dung đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc sửa chữa đơn, bổ sung tài liệu hoặc giải trình thì thời hạn thẩm định nội dung được kéo dài thêm tương ứng với thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện các công việc đó.
Bước 5: Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Trường hợp đơn bị từ chối cấp bằng, chủ đơn xem xét nếu chưa thấy thỏa đáng làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.
Tại sao cần bảo hộ nhãn hiệu?
Đây là câu hỏi của rất nhiều Khách hàng của Công ty luật Nam Phát. Thương hiệu là cách gọi của các thương nhân về nhãn hiệu. Theo đó nhãn hiệu là khái niệm được ghi nhận trong Luật Sở hữu trí tuệ còn thương hiệu là cách gọi nhãn hiệu trên thương trường gắn liền với hoạt động marketing cuả doanh nghiệp, thương nhân.
Vì thế, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu doanh nghiệp, thương nhân sẽ được pháp luật bảo vệ; tránh khả năng nhầm lẫn với các nhãn hiệu của người khác có cùng lĩnh vực với mình; yên tâm hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình nhanh nhất tới khách hàng; tránh được các vấn đề tranh chấp, phát sinh trong quá trình sử dụng thương hiệu và đặc biệt có quyền sở hữu độc quyền nhãn hiệu đó tại vùng lãnh thổ quốc gia đã được đăng ký để có quyền yêu cầu các chủ thể khác xâm phạm, sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự với mình đã được bảo hộ.
Ai có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền làm thủ tục bảo hộ nhãn hiệu đăng ký tên nhãn hiệu dùng cho hàng hóa hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
Tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Miễn sao, sau khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ phải luôn được sử dụng liên tục trong 5 năm liền nếu không các chủ thể khác có quyền hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu không sử dụng 5 năm liên tục.
Khi nào nhãn hiệu sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ?
Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Do đó,nhãn hiệu sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ khi:
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi.
- Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp,quyền tác giả.
- Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
Để tránh đầu tư công sức và chi phí không đáng có, trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Theo đó, người nộp đơn có thể tự mình hoặc thông qua Công ty luật Nam Phát tiến hành tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
- Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành;
- Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);
- Cơ sở dữ liệu điện tử về thương hiệu tại Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới;
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet;
- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định.
Về phạm vi bảo hộ nhãn hiệu
Mỗi đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có thể đăng ký được nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ theo bảng phân loại quốc tế về đăng ký nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ). Tuy nhiên, cách tính phí khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được tính theo nhóm đăng ký do đó Quý khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm, hoặc một nhóm hàng hóa với nhiều sản phẩm, dịch vụ sẽ bị tính phí càng cao. Bởi vậy, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Quý khách hàng cần xác định rõ phạm vi thương hiệu đó dùng cho sản phẩm dịch vụ gì của mình trong tương lai để hạn chế nhất chi phí phát sinh.
Mặt khác, nếu sau này nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được cấp văn bằng bảo hộ nếu Quý khách hàng có phát sinh sử dụng nhãn hiệu này cho các sản phẩm, dịch vụ mới thì lúc đó lại phải đăng ký bởi đơn đăng ký mới mà không thể kê khai thêm vào đơn, văn bằng bảo hộ đã nộp và đã được cấp.
Nhãn hiệu được bảo hộ từ thời điểm nào?
Kể từ khi nộp đơn đến khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 15 -18 tháng. Tuy nhiên khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực kể từ ngày nộp đơn.
Ví dụ: Ngày 05/04/2018 doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đến ngày 30/12/2019 có thông báo cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Nhưng khi được cấp văn bằng bảo hộ thì thương hiệu lại có hiệu lực bảo hộ từ ngày 05/04/2018. Hay còn gọi là ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu?
Tại Việt Nam và đa số các nước trên thế giới văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thời hạn là 10 năm tính từ ngày ưu tiên (ngày nộp đơn). Và sẽ được gia hạn liên tục khi hết hạn. Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu liên tục gia hạn văn bằng bảo hộ thì thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là vĩnh viễn, không giới hạn.
TƯ VẤN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI CÔNG TY
Khách hàng tư vấn Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại CÔNG TY NAM PHÁT sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:
1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như:
– Tiến hành các tra cứu liên quan đến nhãn hiệu bảo hộ.
– Tư vấn về khả năng bảo hộ nhãn hiệu.
– Tư vấn những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ.
– Tư vấn mô tả nhãn hiệu nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo (nhãn hiệu).
– Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ trối của nhãn hiệu.
2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
– Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc.
– Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu.
– Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
3. Đại diện hoàn tất các thủ tục Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng, cụ thể:
– Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, CÔNG TY NAM PHÁT sẽ tiến hành soạn hồ sơ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng.
– Đại diện lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách hàng
– Đại diện theo dõi hồ sơ và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng.
– Đại diện nhận giấy chứng nhận Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ cho khách hàng.
– Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp thương hiệu với các chủ đơn khác
Để được tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ
Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ : 42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:– 028 6660 53 53
Hotline 0901 180 984 – 0938 017 078 – 0902 845 039
Email: info@luatnamphat.com
Website : www.luatnamphat.com