Giám hộ là gì? Quy định về giám hộ và giám hộ đương nhiên mới nhất. Các trường hợp phải cần người giám hộ. Thủ tục đăng ký người giám hộ hợp pháp.
Giám hộ là người giám hộ (bao gồm: cá nhân, pháp nhân) thực hiện một số hành vi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ trước pháp luật. Người giám hộ có thể được Cơ quan nhà nước cử hoặc chỉ định hoặc đã là người giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật. Chức năng của người giám hộ sẽ thực hiện chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; chịu trách nhiệm trước pháp luật của người được giám hộ là những người như sau: chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người đang gặp khó khăn trong nhận thức, khó khăn làm chủ hành vi. Theo quy định pháp luật hiện nay thì có hai hình thức giám hộ: Giám hộ đương nhiên hoặc giám hộ cử theo pháp luật. Để có thể giúp bạn tìm hiểu được những nội dung này, QGVN xin gửi đến bạn bài viết như sau:
Căn cứ pháp lý quy định về giám hộ dựa vào pháp luật của nước nơi người được giám hộ cư trú, được hiểu là thường trú hoặc tạm trú. Nếu người được giám hộ tại Việt Nam quy định Giám hộ căn cứ Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều kiện trở thành người giám hộ:
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự 2015
+ Người giám hộ đáp ứng đủ điều kiện sau: tư cách đạo đức tốt, chưa vi phạm pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc xâm phạm tính mang hoặc sức khỏe hoặc danh dự hoặc nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, điều kiện kinh tế, chỗ ở ổn định, có thời gian chăm sóc người được giám hộ, không phải là đối tượng bị Tòa án tuyên hạn chế quyền chăm sóc, nuôi dưỡng với người dưới 18 tuổi
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
+ Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2015.
+ Đáp ứng đủ điều kiện về kinh tế, chỗ ở và các điều khác để hỗ trợ cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Điều kiện trở thành người được giám hộ:
+ Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự 2015.
+ Người dưới 18 tuổi nay không còn cha, mẹ
+ Người dưới 18 tuổi không xác định được cha, mẹ;
+ Người dưới 18 tuổi khi cha mẹ không đáp ứng đủ điều kiện về giám hộ như: đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và có yêu cầu người giám hộ;
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tại điều 23 Bộ luật dân sự 2015.
Quy định về giám hộ và giám hộ đương nhiên như sau:
Đối với trường hợp giám hộ đương nhiên chỉ áp dụng trường hợp sau:
+ Chồng hoặc vợ là người giám hộ cho vợ hoặc chông khi họ là người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
+ Các con người giám hộ của cha và mẹ trường hợp cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc một trong các bên không đủ điều kiện giám hộ cho người còn lại. Đầu tiên con cả là người đứng ra người giám hộ cho cha và mẹ, nếu con cá không đáp ứng đủ điều kiện là người giám hộ thì các con còn lại theo thứ tự đủ điều kiện làm người giám hộ.
+ Cha mẹ sẽ là người giám hộ cho con nằm trong trường hợp người con bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người con chưa có vợ, chồng, con hoặc vợ chồng, con đều không đáp ứng đủ các điều kiện để làm người giám hộ theo quy định trên.
+ Anh, chị, em ruột là người giám hộ cho anh, chị, em của mình. Anh cả và chị cả sẽ là người giám hộ, nếu anh cả chị cả không đáp ứng đủ điều kiện thì anh chị em ruột kế tiếp là người giám hộ
+ Ông ngoại, bà ngoại hoặc ông bà nội người giám hộ cho cháu khi cha mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em đều không đủ điều kiện là người giám hộ.
+ Cô, dì, chú, bác, cậu ruột là người giám hộ cho cháu khi ông, bà, cha ,mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em đều không đủ điều kiện là người giám hộ.
Đối với trường hợp giám hộ cử trong trường hợp:
Trường hợp giám hộ cử chỉ áp dụng trường hợp không có ai đáp ứng đủ điều kiện giám hộ cho người giám hộ theo tiêu chí người giám hộ đương nhiên đã nếu trên:
– Người dưới 18 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sư hoặc Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không có người giám hộ đương nhiên theo tiêu chí người giám hộ đương nhiên đã nêu trên thì ủy ban nhân dan cấp xã phường cử hoặc do Tòa án chỉ định nơi cư trú người được giám hộ người giám hộ đáp ứng đủ điều kiện cho người được giám hộ. Đối với đối tượng trẻ em trên sáu tuổi đến dưới 18 tuổi đếu phải xét tính tự nguyện của người được giám hộ.
– Người giám hộ có quyền đồng ý hoặc không đồng ý về việc giám hộ cho người được giám hộ.
– Phải lập bằng văn bản việc ghi nhận cử người giám hộ. Nội dung trong văn bản cần đầy đủ các thông tin sau: họ và tên của người giám hộ và người được giám hộ; địa chỉ thường trú; tình trạng người được giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ.
– Nếu cá nhân không đáp ứng điều kiện giám hộ cho người được giám hộ thì Tòa án xem xét chỉ định hoặc đề nghị pháp nhân sẽ thực hiện giám hộ cho người được giám hộ.
– Được sự đồng ý của người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nếu ại thời điểm yêu cầu người giám hộ họ vẫn có năng lực hành vi dân sư theo quy định pháp luật.
Lưu ý:
Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Một cá nhân hoặc pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.