Mẫu Dự Án Xây Dựng Nhà Máy Chế Biến Cá Tra Xuất Khẩu
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ
I.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN
I.1.1. TÊN DỰ ÁN:
- Tên dự án: Dự án Xây dựng nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu
- Địa điểm: Ấp Mỹ An 1 ,xã Mỹ Hòa Hưng , thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang .
- Chủ đầu tư:
- Địa chỉ trụ sở:
- Hình thức: Đầu tư xây dựng mới nhà máy kết hợp đầu tư cải tạo ao nuôi cá hiện hữu để hình thành vùng nguyên liệu sẵn có, phục vụ cho hoạt động của nhà máy.
I.1.2. ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ:
Dự án xây dựng nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu được đầu tư xây dựng tại Ấp Mỹ An 1, Xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang với nhiều ưu thế như sau:
– Khu đất dự kiến đầu tư xây dựng nhà máy hiện đã có trên 20 hecta nuôi cá hiện hữu của gia đình ông Lê Văn Liệp, rất thuận lợi về mọi mặt, đảm bảo nuôi cá đạt sản lượng ổn định là 6.000 tấn cá/năm. Đảm bảo nguồn nguyên liệu sẵn có cho sự hoạt động ổn định của nhà máy.
– Khu vực đầu tư xây dựng nhà máy nằm tại tỉnh An Giang, là khu vực có diện tích nuôi cá tra khoảng 1.200 ha, là tỉnh nuôi cá tra lớn thứ 2 ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chỉ đứng sau Đồng Tháp. Lợi thế lớn nhất của nhà máy là gần vùng nuôi cá nguyên liệu của bà con nông dân, thuận tiện trong việc thu mua để cung cấp thêm cho nhà máy, đảm bảo công suất hoạt động liên tục vì vùng nguyên liệu của nhà máy không đủ đáp ứng công suất.
– Các nhà đầu tư vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và khu vực tỉnh An Giang nói riêng hiện nay rất dễ dàng tiếp cận với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, nguồn lao động và dịch vụ chuyên nghiệp của TP. Hồ Chí Minh.
– Ngoài ra, vị trí này còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc gắn kết giao thông đối ngoại liên vùng và quốc gia kể cả đường bộ lẫn đường thủy.
I.1.3. THẾ MẠNH CỦA DỰ ÁN:
– Dự án được hình thành từ chiến lược phát triển của công ty và sự kêu gọi đầu tư của Tỉnh An Giang nên hưởng nhiều ưu đãi trong quá trình xây dựng cũng như hoạt động kinh doanh. Đặc biệt dự án được triển khai trong giai đoạn nhà nước đang khuyến kích đầu tư vào các công ty sản xuất, chế biến các mặt hàng phục vụ xuất khẩu, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất và nuôi trồng thủy sản phục vụ xuất khẩu. Các ngân hàng đang trên đà giảm lãi suất cho vay để các doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội khôi phục, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm từng bước góp phần đưa nền kinh tế nước ta phát triển ổn định, tiến tới hội nhập toàn cầu.
– Dự án tọa lạc ngay tại khu vực phát triển chiến lược của tỉnh An Giang. Với đầy đủ cơ sở hạ tầng đã được quy hoạch đồng bộ cùng với mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch lưu thông hàng hoá và chiến lược kinh doanh của dự án.
I.1.4. QUI MÔ ĐẦU TƯ:
- Các chỉ tiêu quy hoạch
– Diện tích toàn khu đất xây dựng nhà máy và nuôi cá tra : 30 hecta (300.000m2).
– Diện tích ao nuôi cá tra : 20 hecta (tương ứng 200.000 m2)
– Diện tích đất xây dựng nhà máy : 38.143 (m2)
o Tầng cao xây dựng : 1 tầng
o Mật độ xây dựng : 60%
- Quy mô xây dựng
Công trình xây dựng dự kiến bao gồm các hạng mục sau :
– Xưởng sản xuất : 4.342 m2, Kết cấu khung BTCT, tường bao che xây gạch dày 200 mm, sơn nước hoàn thiện tường, mái lợp tole tráng kẽm mạ màu.
– Nhà làm việc: 560 m2, khung móng BTCT, mái lợp tole tráng kẽm mạ màu.
– Nhà ăn cán bộ công nhân viên: 581 m2, khung móng BTCT, mái lợp tole tráng kẽm mạ màu.
– Nhà ở cán bộ công nhân viên: 620 m2, khung móng BTCT, mái lợp tole tráng kẽm mạ màu.
– Nhà bảo vệ, cổng chính : 50 m2 (02 nhà). Kết cấu khung BTCT, tường bao che xây gạch dày 200 mm, sơn nước hoàn thiện tường, mái BTCT.
– Nhà để xe 2 bánh, 4 bánh : 300 m2, 1 tầng, cao 3.3 m. Kết cấu khung kèo thép, mái lợp tole tráng kẽm mạ màu.
– Bãi xuất nhập hàng hóa: 1.000 m2, rộng rãi, đáp ứng tiểu chuẩn nâng, bốc hàng hóa lên xe tải để vận chuyển đến các cảng trung tâm.
– Hệ thống điện,PCCC, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải sinh hoạt được thiết kế đầy đủ cho công trình.
I.1.6. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
- Thông tin chung về chủ đầu tư
1- Tên doanh nghiệp: C
2- Đại diện được uỷ quyền :
– Họ và tên :
– Sinh ngày …. tháng ….. năm ……….
– Chức vụ trong Công ty : Giám Đốc
– Số chứng minh nhân dân : …………..Nơi cấp CA.TP.HCM, ngày cấp……………
– Đăng ký hộ khẩu thường trú : ………………………..
– Điện thoại liên lạc
3- Trụ sở chính: …………………….., TPHCM
4- Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập : Số:
– Cơ quan cấp Sở Kế Họach và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh
– Số tài khoản :
– Vốn đăng ký : 2.000.000.000 VND (Hai tỷ đồng)
- Lĩnh vực hoạt động của công ty:
– Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
– Dịch vụ khai thuê hải quan.
– Đại lý vận tải.
– Kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng ô tô, đường thủy nội địa.
– Mua bán thức ăn gia súc, nguyên liệu thủy sản.
– Nuôi trồng thủy sản biển.
– Nuôi trồng thủy sản nội địa
I.2. NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ
I.2.1. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đấu thầu số61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng xây dựng công trình; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng xây dựng công trình;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/1/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;
- Căn cứ các số liệu nghiên cứu thị trường thực tế tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, là vùng nuôi trồng và chế biến thủy sản bật nhất Việt Nam
I.2.2. CÁC TIÊU CHUẨN, QUI CHUẨN XÂY DỰNG ÁP DỤNG
- TCVN 2737 – 1995 : Tải trọng tác động – tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD 356 – 2005 : Kết cấu bê tông cốt thép – tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 338-2005 : Kết cấu thép – tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 269 – 2002 : Tiêu chuẩn thử tải tỉnh cọc.
- TCXD 205 -1998 : Móng cọc – tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXD 16- 1986 : Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng,.
- TCXD 46- 1984 : Chống sét cho công trình xây dựng.
- TCXD 27 – 1991 : Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng.
- TCVN 5738 – 2001 : Hệ thống báo cháy.
- TCVN 4513 – 1988 : Cấp nước bên trong nhà.
- TCVN 4474 – 1987 : Thoát nước bên trong nhà.
- TCVN 2622 – 1995 : Phòng cháy chữa cháy bên trong nhà và công trình.
- TCVN 5687 – 1992 : Thông gió,điều hòa không khí, sưởi ẩm – tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 5945 – 2005 : Nước thải công nghiệp –Tiêu chuẩn thải.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các tài liệu chuyên ngành khác có liên quan.
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG – SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
II.1. TIỀM NĂNG NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL
– Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi chằng chịt với 2 dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi sông khoảng 220km nên điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá tra trên các ao ven sông, trên cồn (dễ dàng trong hoạt động lấy nước), cộng với kỹ thuật nuôi không quá khó nên nghề nuôi cá tra khu vực này phát triển mạnh nhất là trong vài năm trở lại đây. Hầu hết các tỉnh có lợi thế cho hoạt động nuôi cá tra ao thâm canh đều có quy hoạch vùng nuôi cá tra.
– Theo quy hoạch phát triển chung cho vùng đồng bằng sông Cửu Long vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì tốc độ tăng trưởng diện tích trong vùng trong các năm tới trung bình khoảng 4,2%/năm. Cụ thể đến năm 2010 diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 8.600 ha tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp là 2.300 ha, An Giang với 2.100 ha. Đến năm 2015, diện tích nuôi cá tra của vùng đạt 11.000 ha và đến năm 2020 là 13.000 ha. Theo báo cáo của Bộ, đến nay diện tích thả nuôi cá tra đạt 5.154 ha, tăng gần 600 ha so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với dự kiến do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động xuất khẩu sụt giảm. Nhưng theo thông tin thị trường thì người tiêu dùng thế giới vẫn thích ăn cá tra kể cả dân Việt Nam cũng vậy. Do đó, khủng hoảng kinh tế rồi sẽ đi qua, xuất khẩu thủy sản sẽ tăng trưởng trở lại và hoạt động nuôi cá tra cũng sẽ phục hồi, phát triển theo định hướng quy hoạch.
II.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI KHI BẠN ĐANG CÓ Ý TƯỞNG ĐỂ HÌNH THÀNH DỰ ÁN!
-
Để được tư vấn đăng logo thương hiệu xin vui lòng liên hệ
Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ : 42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:– 028 6660 53 53Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Email: info@luatnamphat.comWebsite : www.luatnamphat.com