Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

NAM PHÁT sẽ giúp khách hàng nắm rõ được các điều kiện, thủ tục, trình tự thực hiện xin cấp Giấy Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm/ Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (còn được gọi là “Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm“) và tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý sau giấy phép.

► Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 

(1) Đáp ứng đầy đủ điều kiện về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm như có nguồn gốc đầu vào rõ ràng, hệ thống nước sử dụng an toàn sạch sẽ, hệ thống xử lý nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường, khu vực chế biến phải đảm bảo sạch sẽ và vệ sinh, …;

(2) Cơ sở kinh doanh phải có ngành nghề kinh sản xuất kinh doanh dịch vụ tương ứng;

(3) Có mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp theo quy định pháp luật.

Thay dổi quy dịnh về cấp Giấy chứng nhận cơ sở dủ diều kiện an toàn thực phẩm

► Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:

Bước 1: Chủ cơ sở hoặc người trực tiếp tham gia sản xuất phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và được cấp Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu sau đây để nộp cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

♦ Hồ sơ xin cấp:

(1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;

(2) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

(3) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

(4) Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;

(5) Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở;

(6) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất;

(7) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh, sau đó cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở, doanh nghiệp nếu đủ điều kiện.

⇒ Lưu ý: Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực trong vòng 3 năm. Trước khi hết hạn giấy phép (trước 06 tháng) Cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

                                                         

► Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Thẩm quyền của Bộ Y tế và Sở Y tế

* Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế 

Cục an toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các trường hợp sau đây:

Những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu sản phẩm của cơ sở).

* Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Sở Y tế 

Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho các trường hợp sau đây:

(i) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành y tế trên địa bàn;

(ii) Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.

(iii) Cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt.

2. Thẩm quyền của Bộ Công thương và Sở Công thương

* Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công thương

Vụ Khoa học và Công nghệ sẽ cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp sau đây:

(i) Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu (Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên), bia (Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên), nước giải khát, sữa chế biến (Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên), dầu thực vật (Từ 50 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên), sản phẩm chế biến bột, tinh bột (Từ 100 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên), bánh, mứt, kẹo (Từ 20 nghìn tấn sản phẩm/năm trở lên), dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

(ii) Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm trực thuộc cơ sở sản xuất có công suất thiết kế sản xuất theo quy định phía trên; cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân phân phối, bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

* Sở Công thương:

Sở Công Thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp sau đây: 

(i) Các cơ sở sản xuất như trên nhưng có công suất thiết kế thấp hơn.

(ii) Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

3. Thẩm quyền của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

* Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở kinh doanh các mặt hàng sau:

Ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; ca cao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

 

► Dịch vụ của QGVN bao gồm:  

Để đảm bảo cho khách hàng không phải mất nhiều thời gian trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, QGVN cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: 

(1) Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý có liên quan; 

(2) Thẩm định và tư vấn về cơ sở vật chất: Bố trí trang thiết bị dụng cụ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải, hệ thống điện, hệ thống bếp, hệ thống thoát gió, …;

(3) Soạn thảo hồ sơ để đệ trình xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;

(4) Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

(5) Cùng khách hàng tiếp đoàn thẩm định;

(6) Theo dõi tiến độ xử lý và thông tin kết quả;

(7) Nhận Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và bàn giao cho khách hàng.

Trên đây là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Để nhận được hỗ trợ về giấy tờ và thủ tục nhanh nhất, chính xác nhất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0902 845 039  để gặp Luật sư tư vấn.

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:
– 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Email: info@luatnamphat.com

Website : www.luatnamphat.com