Trình tự, thủ tục các bước thành lập doanh nghiệp/công ty tại Việt Nam

Ngày nay, khởi nghiệp đang là một xu thế khi nền kinh tế chuyển mình mạnh mẽ, cơ chế cho doanh nghiệp đã dần thông thoáng hơn trước và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ khiến nhu cầu kinh doanh, sản xuất được khuyến khích và đẩy mạnh. Cùng với đó là việc thành lập các tổ chức kinh tế được pháp luật thừa nhận để vận hành các mục tiêu sản xuất, kinh doanh. Nắm bắt được nhu cầu tất yếu này, Hãng Luật Quốc Gia Việt Nam (“Luật Nam Phát”) đã nghiên cứu, tổng hợp các quy định của pháp luật để đưa ra trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam để gửi tới quý khách hàng đã, đang và sẽ có nhu cầu thành lập doanh nghiệp mới. Với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm về tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp, được đào tạo chính quy từ các trường Luật danh giá trong và ngoài nước, Luật Nam Phát đã hỗ trợ, tư vấn thành lập cho hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Luật Nam Phát tự hào là Hãng Luật duy nhất cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, tận tâm, hiệu quả, chi phí hợp lý và cam kết trách nhiệm sau khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Dưới đây là tổng hợp của Luật Nam Phát về quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành:
Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp/công ty:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thành lập công ty
Quý khách hàng cần chuẩn bị Bản sao chứng thực CMND/ Thẻ CCCD/ Hộ chiếu của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty.
Luật Nam Phát cũng cần khách hàng cung cấp các thông tin quan trọng để thành lập doanh nghiệp như: trụ sở công ty, ngành nghề kinh doanh dự kiến, thông tin về thành viên, cổ đông sáng lập của công ty, vốn điều lệ, thông tin người đại diện theo pháp luật, … để sẽ đưa vào hồ sơ soạn thảo. Trong trường hợp Khách hàng chưa rõ hoặc chưa xác định được trụ sở, ngành nghề kinh doanh, thành viên, cơ cấu vốn, loại hình doanh nghiệp,… thì Luật sư của Luật Nam Phát  sẽ tư vấn hỗ trợ miễn phí cho Quý khách hàng.
(Các giấy tờ cá nhân ở trên phải còn hiệu lực và Luật Nam Phát sẽ hỗ trợ miễn phí Khách hàng chứng thực miễn phí các Giấy tờ trên nếu Khách hàng chưa có)
Bước 2: Tiến hành soạn hồ sơ thành lập 
Ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin từ Khách hàng liên quan tới công ty dự kiến thành lập. Luật Nam Phát sẽ soạn hồ sơ thành lập dựa trên các thông tin đã có và chuyển tới Khách hàng để ký theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty:
• Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;
• Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp;
• Danh sách thành viên đối với công ty TNHH Hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần;
• Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
+ Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân/ Thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
+ Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
• Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
• Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt (Luật Nam Phát sẽ tư vấn để Quý khách hàng chuẩn bị theo quy định của pháp luật);
• Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý (Hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho Luật Nam Phát thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ bản cứng đã có chữ ký của khách hàng cùng các hồ sơ chứng thực cá nhân của khách hàng, Luật Nam Phát sẽ kết hợp cùng với hồ sơ của Luật Nam Phát để nộp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh qua cổng thông tin điện tử trực tuyến.
Thời gian thực hiện và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dự kiến từ 3 tới 5 ngày làm việc.
Bước 4: Khắc con dấu công ty
Sau thời gian trên, khi có thông báo của Cơ quan Đăng ký kinh doanh, Luật Nam Phát sẽ đại diện khách hàng nhận Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là chứng nhận mã số thuế công ty. Luật Nam Phát sẽ tiến hành các thủ tục để khắc dấu cho doanh nghiệp. Con dấu sẽ được khắc theo nhu cầu của khách hàng về hình thức, chủng loại và số lượng.
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Bước 5: Công bố mẫu dấu
Sau khi khắc dấu, để con dấu có hiệu lực và được sử dụng theo quy định của pháp luật, cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Lưu ý:
• Sau 03 ngày kể từ ngày công bố, mẫu dấu sẽ hiển thị trong thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống thông tin quốc gia. Quý khách hàng có thể tra cứu mẫu dấu tại địa chỉ: https://www.dangkykinhdoanh.gov.vn. Con dấu pháp nhân của công ty chỉ có hiệu lực theo quyết định của doanh nghiệp và được công bố trên cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
• Theo quy định của pháp luật, từ năm 2019, công ty có quyền khắc nhiều con dấu pháp nhân phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Bước 6: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (trước đây là đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp)
Ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
• Ngành, nghề kinh doanh.
• Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
• Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Kết quả dịch vụ khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp/công ty của Luật Nam Phát:
• Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
• Dấu tròn công ty;
• Công bố mẫu dấu công ty;
• Hồ sơ nội bộ doanh nghiệp;
• Điều lệ công ty;
• Hướng dẫn các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp: mở tài khoản, đặt in hoá đơn; tư vấn đăng ký chữ ký số nộp thuế qua mạng;
• Hướng dẫn tư vấn các thủ tục kê khai thuế, nộp tờ khai thuế, nộp thuế, nộp bảo hiểm xã hội;
• Dịch vụ sau thành lập: tài khoản ngân hàng, thiết lập hồ sơ thuế, đăng ký phương pháp thuế, kê khai thuế ban đầu, đặt in hoá đơn giá trị gia tăng;
• Hỗ trợ kê khai thuế trong quá trình hoạt động;
• Dịch vụ kế toán thuế trọn gói;
• Tư vấn xây dựng website; logo, nhãn hiệu, các giấy phép và điều kiện đảm bảo hoạt động kinh doanh sau thành lập doanh nghiệp…;
• Quý khách hàng sau khi thành lập doanh nghiệp/ công ty tại Luật Nam Phát sẽ được tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý sau thành lập và trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, Luật Nam Phátcũng nhận cung cấp dịch vụ pháp lý thường xuyên và luật sư nội bộ cho doanh nghiệp.
Các thủ tục sau thành lập công ty Quý khách hàng bắt buộc phải thực hiện:
1. Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp: do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tiến hành. Hồ sơ chuẩn bị đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm:
• 01 bản công chứng “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;
• 01 bản công chứng “Chứng minh nhân dân” của người đại diện pháp luật ghi trên giấy phép;
• 01 bản sao điều lệ công ty;
• 01 bản công chứng “Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp”;
• Mang theo con dấu doanh nghiệp khi đến làm thủ tục hoặc ủy quyền cho Luật Nam Phát hỗ trợ thực hiện;
• Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet;
• Đăng ký nộp thuế điện tử từ một ngân hàng mà doanh nghiệp đã đăng ký mở tài khoản. Tùy theo quy định của từng ngân hàng mà doanh nghiệp phải lưu số dư tối thiểu tại mỗi ngân hàng là bao nhiêu.
Hiện nay, đối với các khách hàng thành lập doanh nghiệp/công ty tại Hà Nội có thể đăng ký xin cấp số tài khoản ngay trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp/công ty sẽ không phải thực hiện mở tài khoản và thực hiện thông báo tài khoản ngân hàng theo thủ tục hướng dẫn kế tiếp. Tuy nhiên, hiện nay số lượng ngân hàng có thể đăng ký online tài khoản cho doanh nghiệp còn hạn chế nên doanh nghiệp có ít lựa chọn.
Thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hiện nay cơ quan thuế đã ngừng tiếp nhận mẫu số 08 về thông báo tài khoản ngân hàng theo Thông tư 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần thông báo tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật lên hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp và hệ thống thuế.
Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm:
• Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thông tin đăng ký thuế);
• Văn bản ủy quyền;
Thời gian thực hiện: 03 – 05 ngày làm việc.
2. Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài
Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 và Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 thì mức thu lệ phí môn bài và thời hạn nộp tờ khai, lệ phí môn bài được quy định như sau:
Mức thu lệ phí môn bài:
• Doanh nghiệp có vốn điều trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
• Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
• Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp: chi nhánh, địa điểm kinh doanh nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.
Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế môn bài:
Theo quy định của Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì thời hạn nộp tờ khai và thuế môn bài ấn định 02 trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, nếu doanh nghiệp đã phát sinh hoạt động kinh doanh thì phải nộp và kê khai thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trường hợp thứ hai, người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế. Nếu công ty thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm. Tuy nhiên, việc xác định thời hạn bắt đầu kinh doanh