Áp dụng xử phạt hành chính đối với sở hữu công nghiệp

Trong phạm vi bài viết này, Luật Nam Phát xin giới thiệu đến quý khách các biện pháp xử phạt hành chính đối với sở hữu công nghiệp.

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được chia làm hai nhóm: Vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp và xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Hai nhóm hành vi vi phạm này được quy định cụ thể tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp:

Vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc tiêu hủy giấy tờ, tài liệu giả mạo.

Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Tùy mức độ nghiêm trọng mà áp dụng một trong các biện pháp khắc phục sau đây: buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh; buộc cải chính công khai hoặc buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn.

Vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này là buộc tiêu hủy giấy tờ, tài liệu giả mạo.

Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp từ 01 tháng đến 03. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tài liệu sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo đối hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tẩu tán hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy.

 

Xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng hoặc phạt tiền bằng 1,2 lần với các mức phạt quy định tại khoản 1 đến khoản 12 điều 10 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP nhưng không quá 250.000.000 đồng đối với các hành vi sau với mục đích kinh doanh:

+ Sản xuất bao gồm: Thiết kế, xây dựng, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói sản phẩm, hàng hóa xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí;

+ Áp dụng quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;

+ Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;

+ Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
Hình thức phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

 

–  Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng hoặc phạt tiền bằng 1,2 lần với các mức phạt quy định tại khoản 1 đến khoản 12 điều 11 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP nhưng không quá 250.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:

+ Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

+ In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;

+ Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;

+ Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
Hình thức phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.

Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý: phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đồng hoặc phạt tiền bằng 1,2 lần với các mức phạt quy định tại khoản 1 đến khoản 9 điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP đối với các hành vi sau đây:

+ Chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

+ In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo lên hàng hóa;

+ Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

+ Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 25.000.000 đồng hoặc phạt tiền bằng 1,2 lần với các mức phạt quy định tại khoản 1 đến khoản 6 điều 13  Nghị định số 99/2013/NĐ-CP đối với các hành vi vi phạm sau đây:

+ Sản xuất bao gồm cả thiết kế, in ấn; nhập khẩu tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

+ Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng hoặc phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều 13 Nghị định này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Gắn chỉ dẫn thương mại lên hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ hoặc xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ hoặc về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

+ Sản xuất, nhập khẩu hàng hóa mang chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn quy định tại Điểm a Khoản này;

+ Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.

Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm, kể cả hoạt động thương mại điện tử từ 01 tháng đến 03 tháng.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; buộc loại bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, trang tin điện tử; buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp; buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền hoặc buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định.

Thẩm quyền giải quyết: Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Thanh tra khoa học và công nghệ; Thanh tra Thông tin và truyền thông; Quản lý thị trường; Hải quan hoặc Công an thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Biện pháp xử phạt hành chính là một trong những biện pháp phổ biến khi một chủ thể có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp do tính chất hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của chủ sở hữu công nghiệp và tiết kiệm thời gian, chi phí.

Trên đây là bài viết của Luật Nam Phát đối với các mức xử phạt hành chính của hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Quý khách muốn tìm hiểu rõ hơn xin vui lòng liên hệ Hotline 0902 845 039 để gặp Luật sư tư vấn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:
– 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Emailinfo@luatnamphat.com

Website : www.luatnamphat.com