Biện pháp dân sự có thể sử dụng trong tranh chấp về nhãn hiệu

Bên cạnh yếu tố chất lượng thì nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu quan trọng để một sản phẩm thực sự ghi được dấu ấn với khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều tranh chấp xảy ra xung quanh việc xác định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

QGVN xin trình bày một số biện pháp dân sự thường được sử dụng trong tranh chấp về nhãn hiệu như sau:

1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm

– Tòa án đưa ra quyết định buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm ngay khi có đơn khởi kiện của người sở hữu hợp pháp.

– Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, người vi phạm bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chấm dứt ngay hành vi vi phạm, kể cả khi người này khiếu nại quyết định của Tòa. (Điều 123, 124, 125 Bộ luật tố tụng dân sự).

2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai

Khoản 4 điều 19 Luật SHTT 2005 quy định người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải xin lỗi, cải chính công khai nhằm khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng… cho chủ thể quyền SHTT bị xâm phạm.

3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

Toà án quyết định áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với chủ thể quyền SHTT. [không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thoả thuận theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chủ thể quyền SHTT (người có quyền)].

4. Buộc bồi thường thiệt hại

Người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần cho chủ thể quyền SHTT.

Do Bộ luật Dân sự có quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại và cách thức bồi thường thiệt hại khác với quy định của Luật SHTT 2005; do đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật SHTT 2005 khi giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại phải áp dụng các quy định tại các điều 204 và 205 của Luật SHTT, các điều 16, 17, 18, 19 và 20 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP

5. Buộc tiêu hủy, phân phối hoặc đưa vào sử dụng

Tòa án đưa ra quyết đinh bắt buộc tiêu huỷ, phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền SHTT nhưng không được làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT. Quyết định này không phụ thuộc vào yêu cầu của chủ thể có quyền.

Việc buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại được quy định tại khoản 5 Điều 202 của Luật SHTT 2005, các điều 30 và 31 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP. Người có hành vi xâm phạm quyền SHTT phải chịu chi phí cho việc tiêu huỷ đó.

Trên đây là bài viết tư vấn cho Quý khách về các biện pháp dân sự có thể sử dụng trong tranh chấp nhãn hiệu. LUẬT NAM PHÁT mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho Quý khách trong việc thực hiện giải quyết tranh chấp. Mọi ý kiến thắc mắc xin liên hệ với LUẬT NAM PHÁT qua Hotline 0902 845 039 để gặp Luật sư tư vấn.

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:- 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Email: info@luatnamphat.com