Cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp?

Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp là hành vi có những đặc điểm sau đây:

– Do doanh nghiệp tiến hành trong quá trình kinh doanh;

– Trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh;

– Liên quan đến sử dụng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

– Gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

 

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp là:

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ.

– Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá dịch vụ.

– Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên có quy định cấm đại diện, đại lý sử dụng nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ nhãn hiệu và không có lý do chính đáng.

– Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ cuả người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng, nhằm chiếm giữ tên miền hoặc lợi dụng làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.

 

Yêu cầu xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Tổ chức, cá nhân khi bị cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính về sở hữu công nghiệp xử phạt các hành vi vi phạm theo Điều 28 Nghị định 71/2014/NĐ-CP, hoặc khởi kiện dân sự tại Toà án, hoặc yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Như vậy, cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp được pháp luật điều chỉnh chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí. Đây được coi là những yếu tố không thể thiếu đối với mọi loại hàng hoá và dịch vụ khi lưu thông trên thị trường. Cạnh tranh là một đặc điểm tất yếu của nền kinh tế thị trường nhưng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp cần được phát hiện và xử lí nghiêm minh. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh này được pháp luật trao cho các chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp để chính họ có ý thức bảo vệ tuyệt đối các quyền cơ bản của mình.

Tóm lại, trong thời hạn bảo hộ của đối tượng sở hữu công nghiệp thì chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật ghi nhận và bảo hộ đầy đủ các quyền cơ bản nêu trên.

Quý khách hàng nếu vẫn còn vướng mắc xin liên hệ với LUẬT NAM PHÁT qua Hotline 0902 845 039 để được nhận hỗ trợ trực tiếp từ luật sư tư vấn.

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:
– 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Emailinfo@luatnamphat.com

Website : www.luatnamphat.com