Quyền sở hữu công nghiệp là tài sản trí tuệ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra những lợi ích tiềm tàng đối với việc thúc đẩy khả năng cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp. Vì vậy, những tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là không thể tránh khỏi. Khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể lựa chọn các phương thức giải quyết thông qua: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại hoặc Tòa án.
Trình tự thực hiện giải quyết khiếu nại
Bước 1: Cá nhân, tổ chức có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện Đơn khiếu nại tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thụ lý đơn khiếu nại
– Kiểm tra đơn theo các yêu cầu về hình thức:
+ Lý do khiếu nại;
+ Quyết định bị khiếu nại;
+ Thời hạn khiếu nại;
+ Người khiếu nại, Người có quyền lợi liên quan
– Thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc thụ lý/không thụ lý đơn khiếu nại (có nêu rõ lý do).
Bước 3: Giải quyết khiếu nại
– Thông báo bằng văn bản nội dung khiếu nại cho người có quyền, lợi ích liên quan và ấn định thời hạn trả lời.
– Thông báo cho người khiếu nại và bên liên quan về những lập luận và chứng cứ của bên kia được sử dụng để giải quyết khiếu nại cũng như kết luận giải quyết khiếu nại.
– Ra quyết định giải quyết khiếu nại: căn cứ vào lập luận, chứng cứ của người khiếu nại và bên liên quan, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định giải quyết khiếu nại.
– Công bố quyết định: quyết định giải quyết khiếu nại được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Hồ sơ khiếu nại liên quan đến sở hữu công nghiệp
+ 02 tờ khai khiếu nại;
+ Văn bản giải trình lý do khiếu nại và chứng cớ chứng minh lý lẽ khiếu nại;
+ Bản sao quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại của Cục Sở hữu trí tuệ và bản sao đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là đối tượng của quyết định hoặc thông báo đó (trong trường hợp người nộp đơn khiếu nại lần hai); hoặc tài liệu chỉ dẫn thông tin về các tài liệu nêu trên;
+ Bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần thứ nhất (đối với khiếu nại lần thứ hai);
+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
* Lưu ý: Phí tra cứu thông tin và phí thẩm định xem chi tiết tại Thông tư 263/2016/TT-BTC.
Thời hạn giải quyết khiếu nại
– 10 ngày để ra thông báo thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
– 30 ngày kể từ ngày ra thông báo để người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp có ý kiến.
– 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 45 ngày (đối với khiếu nại lần thứ nhất);
– 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 60 ngày (đối với khiếu nại lần thứ hai).
Dịch vụ pháp lý LUẬT NAM PHÁT cung cấp tới Quý khách hàng
– Tư vấn sơ bộ trình tự thủ tục để thực hiện khiếu nại liên quan đến sở hữu công nghiệp
– Hỗ trợ soạn thảo và nộp hồ sơ khởi kiện tại Cơ quan nahf nước có thẩm quyền;
– Đại diện tham gia thương lượng, hòa giải;
– Đại diện tham gia giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại hoặc Tòa án;
– Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác liên quan đến sở hữu công nghiệp.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ với Luật Nam Phát qua Hotline 0902 845 039. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng giải đáp và chia sẻ cùng Quý khách!