Hình thức xử lý người vi phạm quy định cách ly làm lây lan dịch bệnh

Trong thời kỳ lây lan Covid-19 diễn ra hết sức nguy hiểm và khó lường trước được tình hình dịch bệnh, việc ý thức của các cá nhân về vấn đề cách ly là rất quan trọng. Chỉ cần một cá nhân không tuân thủ đúng quy trình cách ly và coi thường vấn đề này, hệ quả gây ra có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của rất nhiều người trong xã hội. Qua một vài trường hợp cá nhân không thực hiện đúng quy trình cách ly, hoặc trốn tránh nghĩa vụ cách ly khi di chuyển từ các vùng có dịch về, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật để quy định về việc xử phạt từ hành chính và thậm chí người vi phạm còn bị xử lý hình sự nếu hệ quả họ gây ra cho xã hội là rất nghiêm trọng.

Cụ thể, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà người không tuân thủ quy định về cách ly có thể bị xử phạt như sau:

Xử phạt hành chính

Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về cách ly y tết, cưỡng chế cách ly y tế, cụ thể tại:

Điều 11. Vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tếcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

c) Cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

Như vậy, mức phạt về hành vi vi phạm cách ly về y tế và cưỡng chế cách ly y tế là từ 5.000.000 đống đến 20.000.000 đồng tùy từng trường hợp cụ thể. Đối với những người từ chối hoặc trốn trách cách ly y tế thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đống đến 10.000.000 đồng. Còn đối với hành vi từ chối, trốn tránh cách ly y tế với những người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A thì mức phạt có thể lên tới từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trước khi ban hành nghị định 117/2020/NĐ-CP, Chính phủ cũng đã ban hành nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định mức phạt về cách ly và các hành vi trốn tránh hoặc từ chối cách ly có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Tuy nhiên do tính phức tạp của dịch bệnh nên Nghị định 117/2020 đã nâng mức phạt để người dân nâng cao ý thức và cảnh giác

DSC0176 1607072461185Truy cứu trách nhiệm hình sự

 

Bên cạnh hình thức xử lý vi phạm hành chính, người có hành vi vi phạm về cách ly có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu những hành vi đó là nguồn lây nhiễm bệnh gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng. Cụ thể, Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt từ từ 1 đến 5 năm. Thêm vào đó, người phạm tội có thể bị phạt bổ sung từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm.

Ngoài ra, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn 45/TANDTC-PC vào ngày 30/03/2020 về xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, hưỡng dẫn xử phạt hành vi làm lây lan dịch bệnh gây nguy hiểm cho người.