Một số vấn đề pháp lý xoay quanh tên thương mại

Việc bảo hộ tên thương mại không phải là thủ tục bắt buộc, tuy nhiên lại rất cần thiết để quyền lợi của chủ sở hữu tên thương mại được pháp luật công nhận và bảo vệ. Trong bài viết dưới đây, QGVN xin giới thiệu đến quý khách một số vấn đề pháp lý xoanh quanh tên thương mại.

1. Tên thương mại là gì?

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó

Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.

Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Như vậy, pháp luật quy định tương đối rõ ràng về định nghĩa đối với tên thương mại và mọi quyền của chủ sở hữu xoay quanh tên thương mại. Tên thương mại đại diện cho sản phẩm/dịch vụ của nhà sản xuất nhưng không đơn giản chỉ dùng để phân biệt các sản phẩm/dịch vụ tương tự của các nhà sản xuất với nhau mà nó bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

2. Khả năng phân biệt của tên thương mại

Một tên thương mại được công nhận là có khả năng phân biệt khi đáp ứng được các điều kiện dưới đây:

a) Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

b) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

c) Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

 

3. Sử dụng tên thương mại

Việc cá nhân sử dụng tên thương mại chính là thực hiện các hành vi kinh doanh sinh lời dưới tên thương mại dó. Cá nhân, tổ chức cũng sử dụng tên thương mại trong các giấy tờ giao dich, trên các sản phẩm, dịch vụ của mình hoặc dùng để quảng cáo.

Hành vi xâm phạm quyền với tên thương mại bao gồm: sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trược cho sản phẩm, dich vụ cùng loại hoặc tương tự gây nhầm lẫn.

Trên thực tế có rất nhiều vụ kiện liên quan đến tên thương mại. Ví dụ, tháng 8/2011, Công ty SECOM nộp đơn khởi kiện tại toàn án nhân dân TP HCM yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ về tên công ty với Công ty SE COM. 2 công ty đều kinh doanh trong lĩnh vực chữa cháy, tên gần giống nhau. SECOM làm về dịch vụ tư vấn, SE COM lắp đặt, sửa chữa, bảo trì.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử nhận định căn cứ vào hồ sơ chứng từ có thể xác định tên thương mại của nguyên đơn được sử dụng từ tháng 1/2006 trước khi bị đơn đăng ký và sử dụng tên thương mại (vào tháng 4/2007).

Tuy nhiên, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã bác toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn vì những lý do sau:

– Hai công ty có tên thương mại tương tự nhau, nguyên đơn có tên SECOM VIỆT NAM, còn bị đơn có tên SE COM. Tên thương mại này có thể gây nhầm lẫn.

– Ngành nghề kinh doanh của hai bên không giống nhau nên không thể cho là gây nhầm lẫn về sản phẩm, dịch vụ. Do đó yêu cầu chấm dứt sử dụng tên thương mại, tên doanh nghiệp và bồi thường của nguyên đơn là không có căn cứ.

4. Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

5. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại

Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Trên đây là bài viết của Luật Nam Phát về tên thương mại và các vấn đề pháp lý xoay quanh tên thương mại. Để biết thêm chi tiết Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0902 845 039 để gặp luật sư tư vấn.

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:
– 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Emailinfo@luatnamphat.com

Website : www.luatnamphat.com

20200720042933 53901

0902 845 039 (Ms.Hạnh)