Những khó khăn khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Tuy nhiên việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc tra cứu nhãn hiệu chưa triệt để:

Khi một doanh nghiệp nhen nhóm ý tưởng cho ra đời một nhãn hiệu để sản phẩm, dịch vụ của mình xâm nhập thị trường, doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để tạo ra một mẫu nhãn hiệu ý nghĩa và độc đáo. Tuy nhiên, khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp có thực hiện thao tác tra cứu và không thấy nhãn hàng nào trùng với nhãn hàng của mình, doanh nghiệp yên tâm đăng ký. Thực chất, doanh nghiệp chỉ có thể tra cứu được các nhãn hiệu đã được đăng công khai trên trang đăng ký của Cục Sở hữu trí tuệ mà không thể tra được các nhãn hiệu vừa nộp đơn đăng ký.

Thời gian thẩm định đơn của Cục Sở hữu trí tuệ khá lâu nên có thể doanh nghiệp đã đưa nhãn hiệu vào kinh doanh. Nếu bị ra thông báo sửa đổi, bổ sung đơn hoặc nhãn hiệu không thể đăng ký sẽ gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp.

 

Thứ hai, các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ còn khá cứng nhắc:

Nếu như hai doanh nghiệp nộp đơn đăng ký một nhãn hiệu cùng một ngày mà không thỏa thuận được quyền sử dụng thì đơn sẽ bị bác.

Điều này sẽ được xử lý như thế nào nếu một doanh nghiệp đã sử dụng nhãn hiệu đó lâu năm và một doanh nghiệp mới sử dụng nhãn hiệu đó gần đây? Cần có thêm cơ chế bảo vệ đối với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm.

Ngoài ra, khi đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp còn có thể gặp phải những khó khăn sau:

• Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc dự định từ chối đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sửa chữa các thiếu sót của đơn hoặc nêu ý kiến phản bác thông báo của Cục (nếu có thể).

• Trường hợp được Cục sở hữu trí tuệ thông báo rằng đơn của doanh nghiệp bị cá nhân, tổ chức khác phản đối thì doanh nghiệp phải sửa lại mẫu nhãn hiệu, sửa lại danh mục hàng hóa, dịch vụ trong đơn hoặc có ý kiến phản bác đơn phản đối.

• Nếu không đồng ý với quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ, Quý khách hoàn toàn có thể gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan có thẩm quyền.

Nếu gặp phải các khó khăn trên, doanh nghiệp thường loay hoay tìm hướng giải quyết do lĩnh vực sở hữu trí tuệ không thuộc chuyên môn của doanh nghiệp. Cái doanh nghiệp cần đầu tiên khi đăng ký nhãn hiệu chính là lựa chọn một đơn vị tư vấn xuyên suốt từ khi thiết kế nhãn hiệu, đăng ký đến khi nhận được văn bằng bảo hộ.

LUẬT NAM PHÁT tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Mọi yêu cầu liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 0902 845 039 để gặp Luật sư tư vấn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:
– 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Emailinfo@luatnamphat.com

Website : www.luatnamphat.com