Tác phẩm phái sinh

* Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
* So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
* Thủ tục, hồ sơ đăng ký bản quyền cho tác phẩm kịch bản truyền hình, sân khấu
* Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả: Hồ sơ, trình tự thủ tục mới nhất

Trong thời đại công nghệ thông tin, bất cứ các tác phẩm nào cũng đều có thể được truyền tải biết đến rộng rãi thông qua internet và các công nghệ khác, do đó người ta dễ dàng sao chép và phổ biến tác phẩm. Một hình thức phổ biến tạo nên một tác phẩm khác từ tác phẩm gốc ban đầu đầu được pháp luật cho phép đó là tác phẩm phái sinh.

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm do cá nhân hoặc nhiều cá nhân trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào khác biệt với phương thức hay hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông qua một dạng vật chất nhất định.

Các hình thức được coi là tác phẩm phái sinh

Luật Sở hữu trí tuệ lựa chọn phương pháp liệt kê để định nghĩa tác phẩm phái sinh, gồm các tác phẩm được hình thành theo một trong các hình thức sau, ngoài những hình thức này thì không được coi là tác phẩm phái sinh.

– Tác phẩm dịch là tác phẩm đã chuyển đổi ngôn ngữ và không làm thay đổi nội dung tác phẩm gốc.

– Tác phẩm phóng tác là tác phẩm được xây dựng dựa trên các chi tiết, nhân vật của tác phẩm gốc làm cho nó mang sắc thái hoàn toàn mới.

– Tác phẩm cải biên là tác phẩm sửa đổi, việc thêm những yếu tố sáng tạo mới vào tác phẩm sẵn có.

– Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm thay đổi hình thức thể hiện bằng việc chuyển tác phẩm đó thành một vở kịch hay một bộ phim mà không thay đổi cốt truyện hoặc chủ đề.

– Tác phẩm biên soạn là thu thập, chọn lọc các tài liệu liên quan của tác phẩm gốc và đưa ra đánh giá, bình luận.

– Tác phẩm chú giải là tác phẩm hướng dẫn, giải thích, làm rõ nghĩa một số nội dung trong tác phẩm gốc.

– Tác phẩm tuyển chọn là tác phẩm dựa trên sự tập hợp, chọn lọc, sắp xếp những tác phẩm đã tồn tại.

Xem thêm Thủ tục xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc

Quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

– Quyền nhân thân bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản bao gồm: quyền làm tác phẩm phái sinh; quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng; quyền sao chép tác phẩm; quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Xem thêm Giải quyết khiếu nại liên quan đến sở hữu công nghiệp

Mối liên hệ giữa tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc

– Thứ nhất, tác phẩm phái sinh chỉ được hình thành trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã tồn tại. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả , chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi vi phạm quyền tác giả (Trừ một số trường hợp nghiên cứu, giảng dạy, nhân đạo,….)

– Thứ hai, hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc từng phần so với tác phẩm gốc. Pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng. Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc.

– Thứ ba, tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ khi không gây hại cho quyền tác giả của tác phẩm gốc và không ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của tác phẩm, ví dụ như: không được cắt xén, xuyên tạc, khai thác hoặc sửa chữa sản phẩm trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị

– Thứ tư, về dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh, dấu ấn của tác phẩm gốc phải được thể hiện trong tác phẩm phái sinh, có nghĩa là khi nhận biết tác phẩm phái sinh thì công chúng thấy được sự liên tưởng về nội dung giữa tác phẩm phái sinh với tác phẩm gốc không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh.

Hiểu rõ ý nghĩa khái niệm tác phẩm phái sinh cũng như mối quan hệ giữu hai loại hình tác phẩm là điều cần thiết để tránh các trường hợp xâm phạm quyền tác giả.

* Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm
* Nhãn hiệu là gì? Phân biệt giữa nhãn hiệu và tên thương mại?
* Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu
* Tại sao cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Nếu Quý khách vẫn còn băn khoăn, thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ hãy liên hệ ngay với LUẬT NAM PHÁT qua Hotline 0902 845 039 để được tư vấn kịp thời.