* Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký hợp đồng li-xăng mới nhất
* Quy định về nhượng quyền, hợp đồng nhượng quyền thương mại
* Thủ tục đăng ký bản quyền đối với quyền liên quan
* Thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quy định bắt buộc
Trình tự thực hiện ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Bước 1: Cá nhân, tổ chức có yêu cầu nộp hồ sơ đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
– Đối với hồ sơ liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc phòng, y tế, an sinh xã hội và các nhu cầu cấp thiết của xã hội: Hồ sơ yêu cầu gửi đến Bộ và các cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực liên quan.
– Hồ sơ liên quan đến lĩnh vực khác: Hồ sơ yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ (yêu cầu ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không có căn cứ xác đáng):
– Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo dự định từ chối (có nêu rõ lý do) và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ có ý kiến;
– Nếu người nộp hồ sơ không có ý kiến hoặc có ý kiến không xác đáng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ/Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra thông báo từ chối buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;
Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
– Yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc phòng, y tế, an sinh xã hội và các nhu cầu cấp thiết của xã hội:
+ Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ sao gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Cục Sở hữu trí tuệ);
+ Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
+ Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ gửi ý kiến phản hồi đối với ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu không đồng ý, nêu rõ lý do);
+ Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
– Yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế liên quan đến các trường hợp khác:
+ Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo về yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc cho người nắm giữ độc quyền sáng chế và yêu cầu người đó có ý kiến bằng văn bản;
+ Yêu cầu các bên thương thảo lại để ký hợp đồng chuyển giao (nếu cần thiết);
+ Nếu các bên liên quan không đạt được thoả thuận, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
– Ghi nhận quyết định vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trong vòng 01 tháng và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.
Xem thêm Nhượng quyền thương hiệu là gì? Quy định về nhượng quyền thương hiệu?
Cách thức thực hiện yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Cá nhân, tổ chức nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện hồ sơ yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Hồ sơ yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
– 02 tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;
– Tài liệu chứng minh yêu cầu ra quyết định buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là có căn cứ xác đáng theo quy định pháp luật;
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Xem thêm Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích
Điều kiện để bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
– Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội.
– Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế
– Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng
– Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
* Thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quy định bắt buộc
* Đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo PCT
* Trình tự thanh tra, kiểm soát chống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
* Cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp
Trường hợp cần sự hỗ trợ pháp lý từ NAM PHÁT, Quý khách vui lòng liên hệ tới Hotline 0902 845 039 để gặp luật sư tư vấn.