Thay đổi trong bộ luật 2019 về chế độ nghỉ phép

Những thay đổi trong Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP về chế độ nghỉ phép của từ năm 2021 đang được rất nhiều người lao động quan tâm.

luatnghiphep

·       Ngày nghỉ phép theo Bộ Luật Lao động mới

Người làm việc ở những nơi có điều kiện sống khăc nghiệt theo chế độ nghỉ quy định tại tại điểm b, c khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

  1. b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
  2. c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Tuy nhiên, Luật hiện hành quy định tại điểm b, c, khoản 1 điều 113 về vấn đề nghỉ hàng không quy định về đối tượng người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành, cụ thể:

  1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
  2. b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  3. c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Các quy định về nghỉ phép khác trong tại điều 113 Bộ Luật Lao động năm 2019:

  • Với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
  • Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
  • Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động năm 2019.
  • Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

·       Thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm

Quy định tại khoản 11 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hàng năm, Bộ Luật Lao động cũng điều chỉnh một số điều khoản như sau:

“8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.

  1. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.”

Bộ Luật Lao động đã không còn quy định về thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội  nữa và một điểm mới nữa là thay vì quy định thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn thì thời gian này được coi là thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động.

  1. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
  • Cách tính ngày nghỉ hàng năm trong một số trường hợp đặc biệt

Luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm các quy định về những nội dung sau:

  • Đối với trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷlệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
  • Đối với trường hợp người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thì toàn bộ thời gian người lao động đó làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước sẽ được coi là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động

Trên đây là bài tư vấn của QGVN về Thay đổi trong bộ luật 2019 về chế độ nghỉ phép. Mọi ý kiến thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 0902 845 039 để gặp luật sư tư vấn.