Thủ tục đăng ký dự kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Vậy thủ tục đăng ký tham dự kì kiểm tra chuyên môn như thế nào? Luật Nam Phát xin được giới thiệu tới quý khách trong bài viết dưới đây.

Điều kiện đăng ký dự kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp

– Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Thường trú tại Việt Nam;

– Có Bằng tốt nghiệp đại học;

– Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên tục từ 5 năm trở nên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ 5 năm trở nên, hoặc tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

– Không phải là công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp.

Xem thêm Sự khác nhau giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường

Thành phần hồ sơ đăng ký dự kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

– Tờ khai đăng ký dự kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp (02 bản);

– Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); + Tài liệu chứng minh người đăng ký dự kiểm tra đã được đào tạo về pháp luật sở hữu công nghiệp hoặc đã có kinh nghiệm trong hoạt động này:

+ Bản sao Chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực); hoặc • Luận văn tốt nghiệp đại học, sau đại học về đề tài sở hữu công nghiệp và giấy xác nhận của cơ sở đào tạo nơi thực hiện luận văn; hoặc

+ Bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động và tài liệu khác (có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác) chứng minh thời gian ít nhất 05 năm liên tục trực tiếp làm công tác thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp hoặc công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sát, xét xử, pháp chế, tư vấn pháp luật, quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp; nghiên cứu khoa học có chức danh nghiên cứu viên, giảng dạy về sở hữu công nghiệp (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực);

– 02 ảnh 3×4 (cm);

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Xem thêm Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

Trình tự thực hiện đăng ký dự kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp

– Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Hồ sơ đăng ký có thể được nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Bước 2: Xử lý hồ sơ

Trường hợp hồ sơ có đủ các tài liệu theo quy định và người đăng ký đáp ứng đủ điều kiện tham dự kiểm tra, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp hồ sơ về việc người đó đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra, đồng thời thông báo cụ thể về thời gian, địa điểm, lịch kiểm tra.

* So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp
* Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm
* Quy định góp vốn bằng thương hiệu, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
* Nhượng quyền thương hiệu là gì? Quy định về nhượng quyền thương hiệu