Trình tự thanh tra, kiểm soát chống xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Hoạt động thanh tra, kiểm soát trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là hoạt động của các các nhân, tổ chức được nhà nước trao quyền nhằm đảm bảo các hoạt động liên quan đến sở hữu công nghiệp được thực hiện đúng theo trình tự luật định cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Có rất nhiều hình thức thanh tra, kiểm soát như: tiến hành diện rộng (đối với nhiều cơ sở) hoặc tiến hành với một cơ sở; định kì hoặc đột xuất. Trình tự của các hình thức này tương đối giống nhau và có ba gia đoạn cơ bản (chuẩn bị thanh tra, thanh tra tại cơ sở, kết thúc thanh tra) với các công việc chủ yếu như sau:

Giai đoạn chuẩn bị thanh tra: 

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề ra kế hoạch thanh tra cụ thể bao gồm ba mục chính sau đây: Mục đích, yêu cầu, thời gian thanh tra, việc cần hoàn thành và công việc của mỗi thành viên trong tổ thanh tra; tiến hành và kết thúc. Cơ quan, tổ chức họp bàn và thống nhất công việc, đặc biệt là công việc thực hiện tại cơ sở.

Thành viên đoàn thanh tra thường bao gồm: Thanh tra viên (Thanh tra Khoa học và Công nghệ), Kiểm soát viên (Quản lý thị trường), Sỹ quan Cảnh sát (Công an) và tùy trường hơp có thể có thêm chuyên viên của các bộ phận quản lý hoặc cơ quan khác tham gia. Thực tế, việc thanh tra tại cơ sở luôn có nhiều tình huống không dự định được trước. Vì vậy, trưởng đoàn cần có phương án xử lý và có kế hoạch phân công cho các thành viên trong đoàn để công việc được tiến hành hiệu quả.

Giai đoạn thực hiện thanh tra:

Các công việc mà đoàn thanh tra thường thực hiện gồm:

– Các văn bản do nhà nước ban hành về sở hữu công nghiệp liên quan đến nội dung thanh tra là những tài liệu rất cần được chuẩn bị kĩ càng để làm căn cứ pháp lý. Đoàn thanh tra tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu đối tượng và các tài liệu liên quan (văn bằng bảo hộ, các chứng cứ, hình ảnh, hiện vật hàng hoá vi phạm, tính chất, mức độ vi phạm, thậm chí các bài báo nói về tình hình vi phạm của cơ sở trong nhiều trường hợp cũng có rất nhiều thông tin, các đơn thư khiếu nại, tố cáo… là những tài liệu có những thông tin cần nghiên cứu).

– Rà soát các thủ tục pháp lý.

– Thông báo quyết định thanh tra thời gian làm việc tại cơ sở và đề cương báo cáo cho cơ sở (nếu cần thiết thông báo cho cơ quan chủ quản, chính quyền và cơ quan quản lý ngành ở địa phương). Trường hợp đột xuất thì không thông báo (Quyết định 2151/2006/QĐ-TTCP).

Trường hợp kết quả thanh tra tại cơ sở chưa đủ chứng cứ để kết luận hành vi xâm phạm thì đoàn tranh tra sẽ tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn, lập biên bản thanh tra nhưng không lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này cần ghi rõ hiện trạng nêu trên. Cơ quan thanh tra sẽ làm việc với cơ sở được thanh tra khi có kết quả tham vấn, khi có kết quả giám định sở hữu công nghiệp.

Giai đoạn kết thúc thanh tra xử lý vi phạm (nếu có): 

Căn cứ kết quả thanh tra tại chỗ và các tài liệu chính thức khác, căn cứ kết quả tham vấn các cơ quan có trách nhiệm về chuyên môn, căn cứ kết quả phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý khác, Trưởng đoàn thanh tra cần chuẩn bị báo cáo kết quả trình cho cấp đã ký quyết định thanh tra để làm căn cứ cho việc ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Trên đây là bài tư vấn của Luật Nam Phát  đối với trình tự thanh tra, kiểm soát đối với sở hữu công nghiệp. Quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ Hotline 0902 845 039 để gặp luật sư tư vấn.