Trường hợp nhãn hiệu không có khả năng phân biệt

Không phải nhãn hiệu nào khi nộp đơn đăng ký lên Cục Sở hữu trí tuệ cũng được chấp thuận. Một trong những lí do đơn bị từ chối chính là nhãn hiệu không có khả năng phân biệt. Để rõ hơn về trường hợp này, chúng tôi xin đưa ra ví dụ như sau:

Công ty TNHH A đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “KẸO CAO CẤP” dưới đây:

KẸO CAO CẤP

Từ nhãn hiệu này của Công ty TNHH A, ta có thể nhận thấy như sau:

– “Kẹo” là tên chung của hàng hóa.

– “Cao cấp” là dấu hiệu mô tả hàng hóa.

Nếu nhãn hiệu này được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ thì các đơn vị kinh doanh mặt hàng này sẽ không được sử dụng các thành phần trong nhãn hiệu này để đặt tên cho nhãn hiệu của mình. Việc bảo hộ một nhãn hiệu mang tính chung chung như thế này là quá rộng và không công bằng với các chủ thể cùng kinh doanh mặt hàng này. Hơn nữa, nhãn hiệu cũng không có dấu hiệu dễ nhận biết hay thể hiện đặc trưng riêng của Công ty TNHH A.

Để các đơn vị hiểu rõ hơn về các trường hợp nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, Luật Sở hữu trí tuệ đã đưa ra các quy định hết sức rõ ràng dưới đây:

Dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt gồm:

– Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá khác đã nộp đơn cho Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu và đơn đó có ngày ưu tiên sớm hơn.

– Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ, nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá 5 năm (trừ trường hợp bị đình chỉ hiệu lực vì không sử dụng).

– Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng hoặc với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng hoặc được thừa nhận một cách rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ hoặc tương tự.

– Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác nếu dấu hiệu đó gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.

– Trùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ có ngày ưu tiên sớm hơn.

Và một số trường hợp khác, hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp đã được sử dụng hoặc thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là nhãn hiệu. Dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường cuả hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi thường xuyên, nhiều người biết. Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị sử dụng mang tính mô tả hàng hoá. Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh. dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý cuả hàng hoá, dịch vụ trừ trường hợp được thừa nhận là nhãn hiệu tập thể (Điều 74 luật SHTT).

Như vậy, khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, các cá nhân, tổ chức phải hết sức chú ý để lựa chọn được một đơn vị tư vấn đăng ký nhãn hiệu có kinh nghiệm và trình độ để tránh lãng phí thời gian và công sức.

Trên đây là bài tư vấn của Nam Phát đối với những trường hơp nhãn hiệu không có khả năng phân biệt. Quý khách muốn tư vấn kĩ hơn xin vui lòng liên hệ Hotline 0902 845 039 để gặp Luật sư tư vấn.

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:
– 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Emailinfo@luatnamphat.com

Website : www.luatnamphat.com