Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu

Hiện nay tất cả các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có một thương hiệu cho riêng mình để khẳng định tên tuổi của doanh nghiệp trên thị trường, khẳng định giá trị sản phẩm cũng như để phân biệt các doanh nghiệp, sản phẩm khác nhau. Vấn đề thương hiệu được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ cho các cá nhân, tổ chức nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Và đối với các quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu thì sẽ được pháp luật bảo vệ tránh khỏi sự xâm phạm của cá nhân, tổ chức khác và tương ứng với các hành vi vi phạm sẽ bị pháp luật xử lý theo đúng quy định. Hy vọng qua bài viết này đội ngũ chuyên viên, QGVN sẽ giúp mọi người nắm rõ những quy định của pháp luật về việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu.

Thứ nhất, khái niệm:

– Thương hiệu: là một dấu hiệu hữu hình hoặc dấu hiệu vô hình để nhận biết một hàng hoá, một sản phẩm hay một dịch vụ được một cá nhân, tổ chức sản xuất, cung cấp (theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO).

Hiện nay, mọi người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu, cho rằng đây là hai khái niệm đồng nhất. Tuy nhiên trên thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, đối với thương hiệu thì được thừa nhận trên thực tế nhưng chưa được Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 định nghĩa cũng như quy định về các vấn đề khác liên quan đến thương hiệu mà chỉ có về nhãn hiệu.

– Quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu là các quyền được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Đó sẽ là quyền được bảo hộ về nhãn hiệu.

Thứ hai, xử lý khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu:

Căn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu, cá nhận hoặc tổ chức có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, khởi kiện ra Tòa án Dân sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

– Một là, xử lý hành chính:

Xử lý hành chính khi xâm phạm quyền sở hữu về thương hiệu bao gồm các hình thức xử phạt sau: phạt tiền; tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm; buộc thay đổi tên thương hiệu hoặc loại bỏ yếu tố vi phạm về xâm phạm thương hiệu; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu mà có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu.

Căn cứ vào các Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi bán, trưng bày để bán; chào hàng; tàng trữ; vận chuyển, quá cảnh hàng hóa, dịch vụ hoặc đặt hàng, thuê người thực hiện hành vi, giao việc cho người khác thực hiện các hành vi đó cụ thể như sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi nêu trên đối với tem, bao bì, nhãn hoặc vật phẩm mang nhãn hiệu có số luợng dưới 500 đơn vị (bao gồm: cái, tờ, chiếc hoặc đơn vị tương đương);

+ Phạt tiền 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng: nếu có hành vi trên mà xâm phạm đến quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và giá trị hàng hóa, dịch vụ đến 3.000.000 đồng;

+ Phạt số tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng khi cá nhân, tổ chức vi phạm các hành vi nêu trên khi tem, nhãn, vật phẩm giả mạo nhãn hiệu có số lượng trên 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị;

+ Phạt tiền 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu:

Có các hành vi vi phạm nêu trên và giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

Tem, vật phẩm, nhãn có nhãn hiệu giả mạo với số lượng trên 1.000 đơn vị đến dưới 2.000 đơn vị;

+ Phạt tiền 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu:

Có các hành vi vi phạm nêu trên xâm phạm quyền về nhãn hiệu, tên thương mại và mức giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

Có các hành vi trên để giả mạo thương hiệu của doanh nghiệp và giá trị hàng hóa, dịch vụ dưới 5.000.000 đồng;

+ Áp dụng khung hình phạt từ 8.000.000 đồng – 12.000.000 đồng khi có hành vi giả mạo nhãn hiệu trong đó hàng hóa vi phạm có giá trị trong khung từ 5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi trên xâm phạm quyền nhãn hiệu, tên thương mại mà giá trị hàng hóa vi phạm từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền 12.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm nêu trên giả mạo nhãn hiệu, đồng thời giá trị hàng hóa vi phạm từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng;

+ Phạt tiền có giá trị từ 15.000.000 đồng – 25.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu mà giá trị của hàng hóa, dịch vụ vi phạm trên 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 35.000.000 đồng khi hành vi giả mạo nhãn hiệu và khi hàng hóa vi phạm có giá trị được định giá từ 20.000.000 đồng – 40.000.000 đồng.

– Hai là, về dân sự:

Khi cá nhân, tổ chức có thương hiệu được bảo hộ và bị xâm phạm bởi các hành vi của các cá nhân, tổ chức khác thì có thể lựa chọn phương thức dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình, cụ thể như sau:

+ Thỏa thuận với người, tổ chức vi phạm về vấn đề chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi công khai, không đưa ra thị trường, tàng trữ, lưu gwiux, vận chuyển hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có);

+ Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm cư trú để yêu cầu họ thực hiện một số nghĩa vụ như: bồi thường thiệt hại; tiêu hủy, cải chính các sản phẩm, thông tin, hàng hóa xâm phạm; buộc chấm dứt các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác.

– Ba là, xử lý hình sự:

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, hậu quả của hành vi vi phạm thì sẽ xác định xem có đủ yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu có thì cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu của mình.

Ngoài các biện pháp về hành chính, dân sự, hình sự thì cá nhân, tổ chức có thương hiệu bị xâm phạm có thể yêu cầu cơ quan hải quan hoặc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết của Việt Nam áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu về trí tuệ của thương hiệu.

Như vậy, khi cá nhân, tổ chức có thương hiệu được rộng rãi mọi người thừa nhận hay được pháp luật của Việt Nam hay quốc tế thừa nhận thì kèm theo đó sẽ được đảm bảo các quyền lợi để tránh cá nhân, tổ chức khác xâm phạm. Đối với các hình thức xử lý vi phạm nêu trên chính là một trong những biện pháp răn đe, một trong những chế tài xử lý để răn đe mọi người, đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, tổ chức có thương hiệu và đảm bảo một môi trường kinh doanh thương mại, cạnh tranh lành mạnh, công bằng cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

Lưu ý:

– Cách xác định giá trị sản của hàng hóa, sản phẩm:

Để áp dụng khung hình phạt tiền nêu trên, người có thẩm quyền hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định được giá trị của hàng hóa vi phạm, cụ thể như sau:

+ Xác định theo giá niêm yết trên sản phẩm, hàng hóa, giá ghi trên hóa đơn mua bán, hợp đồng mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

+ Đối với hàng hóa chưa xuất bán: giá thành của hàng hóa vi phạm;

+ Được xác định theo giá trên thông báo của cơ quan tài chính ở địa phương; nếu không có thông báo giá thì sẽ xác định theo giá thị trường của địa phương đó tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu;

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại:
– 028 6660 53 53

Hotline 0901180984 – 0902 845 039
Emailinfo@luatnamphat.com

Website : www.luatnamphat.com