Đăng ký bản quyền tác giả

Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả Là Gì?

Cơ sở pháp lý: Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành

Luật Sở hữu trí tuệ, đặc biệt là Quyền tác giả đã bảo hộ cho tác giả và tác phẩm của họ trong suốt nhiều năm này trước những vấn đề đáng quan ngại như ăn cắp bản quyền hay sao chép tác phẩm. Do vậy, sau khi Quốc hội ban hành Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH năm 2019, đã có một số quy định về vấn đề đăng ký quyền tác giả thay đổi rất được quan tâm và được nhiều người tìm hiểu hơ

dang ky ban quyen
                                                                                          Đăng Ký Bản Quyền

Đầu tiên, để hiểu về làm thế nào có thể bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình, cần phải hiểu rõ về khải niệm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Theo Điều 4 Giải thích từ ngữ trong Luật sở hữu trí tuệ, Khoản 3 thuộc Điều 4 quy định và giải thích rõ:

“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Về quyền liên quan đến quyền tác giả, khoản 4 Điều 4 cũng quy định:

“Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

Theo điều 6 trong Văn bản hợp nhất số 07 về căn cứ phát sinh thì quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, dù đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký và quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư­ơng trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.  

Các chủ thể có quyền đăng ký tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ:

Theo Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì chủ thể có quyền đăng ký tác giả gồm:

  • Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 trong Luật.
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Căn cứ vào điều 27 của Văn bản số 07 được ban hành bởi Quốc hội thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả

  • Tác giả được bảo hộ vô thời hạn đối với quyền nhân thân: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (quy định tại khoản 1,2,4 Điều 19 trong Văn bản số 07);
  • Quyền công bốtác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản quy định Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền có thời hạn bảo hộ như sau:
  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
  • Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
  • Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Theo khoản 2 điều 50 về đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thì đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan
  • Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu mà khách hàng cần cung cấp cho Luật Nam Phát khi sử dụng dịch vụ đăng ký quyền tác giả:

  • 02 bản sao y bản chính (không quá 3 tháng) có công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu doanh nghiệp là chủ sở hữu)
  • 02 bản sao y bản chính (không quá 3 tháng) có công chứng Chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu/ thẻ Căn cước nhân dân của tác giả
  • 03 bản chính của tác phẩm (Đối với phần mềm thì là 03 đĩa CD/ CD ROM lưu phần mềm cùng 03 bản giấy in giao diện chính của phần mềm)
  • Hợp đồng thỏa thuận và mua bán về quyền và văn bản chấp thuận về đăng ký tác phẩm phái sinh.

Quy trình đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Luật Nam Phát

  • Bước 1: Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho Công ty
  • Bước 2: Công ty chịu trách nhiệm soạn thảo hồ sơ và gửi khách hàng ký xác nhận
  • Bước 3: Khách hàng chuyển lại hồ sơ để Công ty nộp cho Cục bản quyền tác giả
  • Bước 4: Sau 15-20 ngày nhận kết quả, khách hàng có nghĩa vụ thanh toán phí dịch vụ cho Công ty
  • Để được tư vấn đăng ký bản quyên tác giả xin vui lòng liên hệ

    Công Ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Nam Phát.
    Địa chỉ :       42 Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận Bình Thạnh, TPHCM.
    Điện thoại:
    – 028 6660 53 53

    Hotline 0901 180 9840938 017 078 – 0902 845 039
    Emailinfo@luatnamphat.com

    Website : www.luatnamphat.com

    20200720042933 53901

    0902 845 039 (Ms.Hạnh)