Quyền được bảo vệ của người lao động khi bị quấy rối tình dục

Để làm rõ hơn về hành vi quấy rối tình dục tại khoản 9 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019 đã quy định

9. Quy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Vấn đề Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là vấn đề rất quan trọng và mang tính nhân văn, vì thế tại khoản 3 điều 8 Bộ Luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể như sau:

3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Theo đó hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi bị nghiêm cấm. Đồng thời, theo điều 118 Bộ Luật Lao động mới, đây cũng là nội dung bắt buộc phải đưa vào trong Nội quy lao động của các doanh nghiệp hoạt

120138584

Người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không vi phạm pháp luật nếu chứng minh được mình bị quấy rối tinhdf dục tại nơi làm việc, cụ thể tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định:

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

Đây không chỉ là đặc quyền của người lao động mà người sử dụng lao động nếu họ cũng có chứng cứ hợp pháp về việc người lao đọng có hành vi quấy rối tình dục, gây ảnh hưởng cho mọi người trong công ty hay chính bản thân người sử dụng lao động. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 125 Bộ Luật Lao động năm 2019, đã chỉ ra:

Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:

2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

Do đó, các hành vi như động chạm cơ thể một cách nhiều lần và cố tình thậm chí là ôm, hôn, sờ mó,…mà không có sự cho phép của người bị động chạm hay việc sếp cố ý có những hành vi phản cảm, lộ liễu như sò mó, vuốt ve nhân viên tại nơi làm việc, dù bị quay được hay bị tố cáo đều phải đối mặt với hình thức cao nhất là sa thải.

Trước đây, Bộ Luật Lao động 2012 đã nhắc tới hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi quấy rối tình dục như một hành vi chính đáng để người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của mình trước thời hạn. Tuy nhiên vì Bộ Luật Lao động mới đã có nhiều thay đổi và tiến bộ hơn vì đã đặt ra những hình thức xử phạt và kỷ luật đối với người có hành vi này.

Hãng Luật Quốc gia Việt Nam – Số 1 về tư vấn pháp lý tại Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 8, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0902 845 039

Google maps: https://bit.ly/38pJFOa

#https://www.qgvn.vn/ #Quyền được bảo vệ của người lao động khi bị quấy rối tình dục #qgvn