Tư vấn dự án đầu tư PPP

Với sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu về cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ cũng ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Vì vậy, các quy định của pháp luật cũng mở rộng hơn về các hình thức đầu tư khác nhau cho nhà đầu tư có thể lựa chọn cho phù hợp với nguồn lực tài chính và nhu cầu định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Một trong số đó, phải kể đến đầu tư theo hình thực hợp đồng PPP. Vậy dự án đầu tư PPP được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Đầu tư theo hình thức PPP là gì?

Đâu tư theo hình thức PPP là đầu tư theo hình thức đối tác công tư, trong đó thực hiện theo loại hợp đồng dự án về xây dựng, kinh doanh, quản lý cơ sở hạ tầng, cung ứng dịch vụ công của một bên chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một bên là nhà đầu tư (có thể là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài).

Hợp đồng dự án PPP bao gồm các loại hợp đồng sau:  Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao;  Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh; Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao; Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh; Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ; Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao; Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý; Hợp đồng hỗn hợp

12

Quy trình thực hiện phương thức đầu tư PPP

Bước 1: Công bố dự án theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo đề xuất dự án của nhà đầu tư.

Việc công bố dự án do UBND cấp tỉnh công bố theo quyết định chủ trương của cơ quan cấp trên có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày quyết định đó được phê duyệt, ban hành.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể được đề xuất dự án nằm ngoài các danh mục dự án đã được công bố và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 63/2018/NĐ-CP.

Hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư bao gồm:

1/ Văn bản đề xuất dự án có thể kèm theo cam kết chịu các chi phí và rủi ro;

2/ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc đối với dự án nhóm C thì phải có báo cáo nghiên cứu khả thi;

3/ Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của nhà đầu tư;

4/ Văn bản nêu rõ lý do đề xuất dự án.

Thời hạn thẩm định đề xuất dự án của nhà đầu tư 60 ngày đối với nhóm dự án A, 30 ngày đối với nhóm dự án B kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Bước 3: Lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng dự án và thành lập doanh nghiệp dự án;

Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo pháp luật về đấu thầu.

Trong trường hợp có yêu cầu phải thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án thì Nhà đầu tư phải thực hiện xin cấp Văn bản chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định luật doanh nghiệp.

Bước 4: Tiến hành thực hiện dự án, thực hiện quyết toán, chuyển giao công trình;

Dự án được triển khai thực hiện các bước như lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án; chuẩn bị mặt bằng xây dựng; xem xét, đánh giá thiết kế xây dựng… theo  quy định tại chương VII Nghị định 63/2018/NĐ-CP.

Dịch vụ tư vấn đầu tư PPP của Luật Luật Nam Phát

1/ Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức hợp đồng PPP;

2/ Tư vấn soạn thảo hoặc trực tiếp hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đề xuất dự án theo yêu cầu của nhà đầu tư;

3/ Hỗ trợ lập báo cáo nghiên cứu khả thi trên cơ sở sự thỏa thuận bằng văn bản của nhà đầu tư với bộ, ngành UBND cấp tỉnh;

4/ Tư vấn hoặc đại diện nhà đầu tư thực hiện việc đàm phán, ký kết hợp đồng dự án;

5/ Tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ, đại diện nhà đầu tư thực hiện các thủ tục tại cơ quan quản lý nhà nước về xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án.

giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu pháp nhân.